toa-dam-lich-su-doanh-nghiep-va-cong-nghiep-o-sai-gon-va-nam-ky

Tọa đàm: LỊCH SỬ DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP Ở SÀI GÒN VÀ NAM KỲ

Đầu năm 2019, DTBooks mang đến một sự kiện văn hoá thú vị: đó là buổi toạ đàm “Lịch sử Doanh Nghiệp và Công Nghiệp ở Sài Gòn và Nam Kỳ”, sẽ diễn ra vào 9:00 sáng ngày 20.1 tại Đường sách Nguyễn Văn Bình. Độc giả và những người quan tâm đến lịch sử - văn hoá của Sài Gòn cũng như Nam Kỳ sẽ có cơ hội giao lưu, gặp gỡ với TS. Nguyễn Đức Hiệp và TS. Nguyễn Thị Hậu.

Dưới thời Pháp thuộc, Sài Gòn-Chợ Lớn là trung tâm kinh tế, kỹ nghệ và thương mại ở Nam kỳ. Trong thời gian đầu, vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nền kinh tế chủ yếu dựa vào lúa gạo, cao su, các nông phẩm; các dịch vụ xây dựng và giao thông dựa vào đường thủy, đường sắt nối thị trường Nam kỳ, Cam Bốt với các nước. Những năm đầu khi Pháp đặt chân đến Sài Gòn và Sài Gòn trở thành cảng thương mại tự do, rất nhiều công ty thương mại Tây phương đã có mặt ở Viễn Đông từ trước như Hồng Kông, Manila, Singapore, Yokohama. Các công ty này nhanh chóng đến thiết lập cơ sở ở Sài Gòn với nhìn thị trường mới là Nam kỳ mà khách hàng đầu tiên là chính quyền Pháp và đoàn lính viễn chinh có nhu cầu tạo lập cơ sở vì thế cần nhiều dịch vụ cung cấp nhìn.